Huy Đức – Bên thắng cuộc – Tấn trò đời

Những ngày qua Nhật Ký Bán Nước ra rả điệp khúc “BÊN THẮNG CUỘC” của anh bồi bút Huy Đức, còn các “Trí Ngủ” thì lập phong trào chia sẻ link như trẩy hội, tưởng chừng như đó là một món bảo vật mới được khai quật. Trò đời ! 

Nội dung cuốn sách không mới, chúng ta vẫn thường được nghe các bạn ấy bô bô mỗi ngày. Nhưng khác trước một chút lần này anh bồi bút Huy Đức đóng vai “thái giám nội cung” tỏ ra am tường từng đường đi nước bước, từng nét mặt cử chỉ của các vị Lãnh đạo VN.
Anh ấy còn làm một cái list dài đầy đủ tên các vị lãnh đạo Việt Nam trong mục “cảm ơn”, hồ như rằng cuốn sách của anh đã được các vị ngâm cứu, chỉnh sửa, thật đáng tin cậy. Trò đời.
Bản thân tôi thấy không gì hơn ngoài “bóp méo” lịch sử trong cuốn sách con cóc đó cả:
1. Ngay cái tên anh ấy đặt: Bên Thắng Cuộc, ngầm ám chỉ là bên Đảng Cộng Sản nhưng không bên thắng cuộc là nhân dân miền Bắc, nhân dân Miền Nam, là dân tộc Việt Nam cơ. Vậy nên những điều ngòi bút của anh ấy cố “bẻ lái” chính là nhăm vào cả dân tộc này.
2. Về nội dung, dưới sự tô vẽ của anh, con heo nay đã mọc thêm cánh, còn con gà thì đã trụi lông. Đơn cử :
“Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó.”
Trích : Đức, Huy (2012-12-06). Bên Thắng Cuộc (Giải phóng) (Kindle Locations 12766-12772). OsinBook∘2012. Kindle Edition. (Bao Anh Thai)
Đây là một ví dụ về cách đưa sự kiện với dụng ý chủ quan nhằm bóp méo sự thực của tác giả. Hồ Ngọc Đại tuy là con rể của ông Lê Duẩn nhưng chưa bao giờ làm trong bộ tổng tham mưu hay cơ quan tình báo quân đội.
Khi ông ta, một người ngoài quân đội báo cho Lê Duẩn tin đó thì thực tế Lê Duẩn đã biết từ rất lâu. Việc quân đội tiến vào một thành phố không phải là một hành động bất chợt theo kiểu nghe tin tháp đôi ở Mỹ sụp đổ.
Mọi diễn biến của việc tiến quân, áp sát thành phố cũng như các thông tin tình báo về lực lượng phòng thủ đều được báo từ trước cho ông Duẩn. Và thực tế là mọi người trong bộ tổng tham mưu đều biết là Phnompenh bị bỏ ngỏ.
Quân Khơ-mẻ đỏ không có ý định tử chiến ở đó. Việc xác định Phnompenh bị bỏ ngỏ được biết từ trước khi Hồ Ngọc Đại biết được là bộ đội tiến đến gần thành phố – chứ đừng nói là thời điểm ông ta tin đã chiếm được thành phố.
Cách trích dẫn nguồn bằng cách nhấn vào những chi tiết rõ ràng là không liên quan (nhưng có lợi cho dụng ý của tác giả) như con rể của Lê Duẩn khiến cho cuốn sách mất tính khách quan mà lịch sử đòi hỏi phải có.”
Ngoài ra, tôi xin thêm vào ở đây như thế này:
Anh Huy Đức ám chỉ rằng việc phải mười năm sau quân đội Việt Nam mới rút là cái giá quá lớn. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy, các cuộc chiến tranh du kích thường kéo rất dài và cái giá phải trả không bao giờ nhỏ.
Người Pháp mất 9 năm ở Việt Nam rồi phải rút lui trong thất bại. Người Mỹ cũng mất gần 20 năm từ khi ủng hộ trực tiếp ông Diệm tới năm 1975 với một kết cục bại trận. Ở Iraq và Apghanistan, nước Mỹ, sau 10 năm cũng đang rút ra và chúng ta không hề biết các chính phủ đó có đứng vững sau khi người Mỹ ra đi hay không. Ở Apghanistan, người Nga rút đi sau 10 năm đánh nhau và chỉ 2 năm sau đó Taliban treo cổ vị tổng thống do Nga dựng lên.
Cuộc chiến tranh du kích giữa Palestine và Israel đã bắt đầu từ hơn 30 năm trước và tới bây giờ không ai trong số chúng ta có thể chắc được trước khi nhắm mắt, chúng ta thấy được hai bên tham chiến sống hoà thuận với nhau.
Thực tế của 10 năm ở Campuchia là đất nước ta kiệt quệ về kinh tế, và rất nhiều máu đã đổ. Tuy nhiên, thành quả của những hy sinh đó là ngày nay các lãnh đạo của Khơ-me đỏ bị toà án quốc tế xét xử ngay tại Phnom Penh. Người Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm đi lại trên đất Campuchia và ngược lại.
Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia có những lúc không như ý – ví dụ như chuyện Campuchia cố tình không đề cập tới vấn đề Biển Đông trong cuộc họp gần đây của ASEAN. Tuy nhiên điều đó thể hiện rõ nhất thiện ý của Việt Nam là chúng ta không cố gắng dựng nên một chính phủ bù nhìn ở Campuchia và ta tôn trọng ý chí tự quyết của họ.
ben thang cuoc
(HNNGBPD)

“Tham nhũng là tội phạm nhưng lại thuộc hành vi đạo đức”

Hôm nay (4/12), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiến hành tiếp xúc với cử tri quận Hồng Bàng thông báo kết quả của Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13, đồng thời lắng nghe, giải đáp những băn khoăn, kiến nghị của cử tri.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Cử tri bày tỏ vui mừng trước những kết quả quan trọng và những đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vừa qua; đánh giá cao nỗ lực, sự linh hoạt điều hành của Chính phủ trong bối cảnh cả thế giới khó khăn nhưng nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tăng trưởng cao, giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát, đặc biệt là trong bối cảnh phải thắt chặt chi tiêu nhưng Chính phủ không cắt bất cứ một khoản chi nào cho an sinh xã hội…

Nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm phát triển đồng bộ cả giáo dục phổ thông, đại học và dậy nghề, gắn đào tạo tri thức với dậy làm người; ban hành phụ cấp thâm niên thỏa đáng cho cán bộ giáo dục; tăng cường quản lý người lao động nước ngoài cũng như quyết liệt giám sát và khắc phục tình trạng dự án treo; sửa đổi một số bật cập trong các quy định về cư trú và sớm sửa đổi luật đất đai để hạn chế tình trạng khiếu kiện ở địa phương…

Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng tiếp thu và đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xây dựng đối với đất nước và đối với chế độ của cử tri quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

Sau khi khái quát những điểm lớn cả về thành tựu cũng như hạn chế trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong năm nay cũng như nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ chính phát triển trong năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp trả lời nhiều băn khoăn kiến nghị của cử tri liên quan đến phát triển giáo dục đào tạo là phải nâng cao chất lượng giáo dục một cách đồng bộ ở các cấp học cả về kiến thức, trí tuệ và nhân cách; nêu rõ các biện pháp khắc phục sơ hở, lỏng lẻo trong quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng như siết chặt quản lý cho người nước ngoài thuê đất làm rừng; các mục tiêu tăng cường tiềm lực quốc phòng, vừa xây dựng lực lượng chính quy tinh nhuệ và hiện đại, vừa phát triển lực lượng dự bị động viên để làm tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với những người có công với nước: “Đảng và Nhà nước ta không bao giờ quên người có công. Những người đổ xương, máu để đất nước có độc lập, thống nhất, hòa bình, hạnh phúc như ngày nay. Đối với những người này, chính sách luôn luôn ưu tiên, nhưng cũng còn phụ thuộc vào khả năng của đất nước. Từng bước chúng ta sẽ giải quyết cho phù hợp. Bây giờ 8,8 triệu người, trong đó có 1,5 triệu người hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng. Nhà nước ta đảm bảo tốt được cái này. Mới đây cũng đã có quyết định làm nhà cho các đối tượng này. Số trước đây đã được làm, lúc đó mới đầu tư được ít. Làm mười mấy năm rồi bây giờ đã hư hỏng nên cần đầu tư trở lại. Làm sao để người có công có mức sống trung bình trong cộng đồng”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thẳng thắn tiếp thu ý kiến của cử tri liên quan đến chất lượng xây dựng luật, pháp lệnh còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những hạn chế, yếu kém mà Chính phủ cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Liên quan đến quan điểm và quyết tâm của Đảng trong đấu tranh, ngăn chặn và đầy lùi tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Chúng ta đưa những người, kết nạp những Đảng viên, những công dân ưu tú vào Đảng để Đảng ta tiếp tục là một Đảng tiên phong của giai cấp công nhân, của nông dân, của cả dân tộc. Liên tục kết nạp, đưa những người tiêu biểu vào Đảng, đồng thời đấu tranh đưa những người hư hỏng, thoái hóa ra khỏi Đảng, nếu vi phạm phẩm chất đạo đức và nếu vi phạm pháp luật thì đưa xử lý trước pháp luật. Đây là việc làm phải kiên quyết, kiên trì và làm thường xuyên, liên tục. Tham nhũng là tội phạm nhưng lại thuộc hành vi đạo đức. Ngày hôm qua là anh hùng, đầy chiến công, là những người tiêu biểu, nhưng ngày hôm nay nếu họ giữ gìn không được, sa đọa, hư hỏng, thì chúng ta phải kiên quyết đưa ra khỏi Đảng, đưa ra khỏi bộ máy của chúng ta. Toàn Đảng chúng ta, các cấp, các ngành và các đơn vị phải kiên quyết làm cái này, đẩy lùi cái này”.

Cũng tại buổi tiếp xúc cử tri, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ yêu cầu các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phù hợp, đáp ứng nguyện vọng của cử tri liên quan đến chính sách đối với cán bộ cơ sở, phụ cấp thâm niên đối với cán bộ giáo dục, các chính sách liên quan đến thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

VOV

Thông tin xấu về lãnh đạo nhà nước không đúng sự thật

“Bộ Chính trị đã giao thẩm tra, xác minh những thông tin xuyên tạc, gây dư luận xấu, hoài nghi đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước và kết luận những thông tin đó đều không đúng sự thật” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn bằng văn bản tới ĐBQH.

Phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 14/11 vừa qua, có 2 câu hỏi của đại biểu Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa trả lời trực tiếp tại hội trường do hạn chế thời gian. Mới đây, Thủ tướng đã trả lời bằng văn bản về 2 nội dung này, gửi tới đại biểu.

Cụ thể, đại biểu Thích Thanh Quyết đặt vấn đề, vừa qua có nhiều trang mạng đăng tải những thông tin không đúng sự thật, truyền bá văn hóa đồi trụy, độc hại, trái với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc, đưa những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, gây dư luận xấu, hoài nghi đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ông Quyết yêu cầu Thủ tướng cho biết những giải pháp của Chính phủ để ngăn chặn, khắc phục tình trạng trên cũng như biện pháp xử lý đối với những người đưa thông tin không đúng sự thật trên mạng Internet.

Thủ tướng: "Cần ứng xử khách quan, bình tĩnh, thận trọng, hết sức cảnh giác với thông tin xấu trên mạng" (ảnh: Việt Hưng).

Thủ tướng: “Cần ứng xử khách quan, bình tĩnh, thận trọng, hết sức cảnh giác với thông tin xấu trên mạng” (ảnh: Việt Hưng).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, mạng internet đã mang lại sự đổi thay lớn trên thế giới. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin, Internet để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội và đã đạt những bước tiến quan trọng trên lĩnh vực này.

Đặc điểm của thông tin từ mạng Internet là không biên giới, ảnh hưởng tức thì. Thủ tướng xác nhận, bên cạnh những mặt tích cực là chủ yếu thì internet cũng bị kẻ xấu lợi dụng để truyền bá văn hóa đồi trụy độc hại trái với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc ta và đưa những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây dư luận xấu, gây hoài nghi đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

“Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nhận được ý kiến góp ý phản ánh này, đã nghiêm túc báo cáo giải trình cụ thể về từng thông tin liên quan tới bản thân và gia đình mình. Bộ Chính trị đã giao cơ quan chức năng tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận về từng vụ việc và đã báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Qua thẩm tra, xác minh đã kết luận những thông tin đó đều không đúng sự thật” – ông Dũng khẳng định.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết, cơ quan chức năng đang tập trung chỉ đạo tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý trên lĩnh vực này, tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, rà soát bổ sung chiến lược, quy hoạch để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho internet phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời hạn chế, ngăn chặn có hiệu quả những mặt tiêu cực, bất lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, Chính phủ sẽ chủ động cung cấp thông tin chính thức, kịp thời để đáp ứng nhu cầu thông tin lành mạnh cho người dân.

Thủ tướng lưu ý: “Chúng ta phải ứng xử thật khách quan, bình tĩnh, thận trọng và phải hết sức cảnh giác trước những thông tin xấu trên mạng internet, trước những dư luận tiêu cực đối với mỗi con người, đối với mỗi đồng chí chúng ta. Nếu chỉ căn cứ vào dư luận, căn cứ vào thông tin trên mạng internet mà suy diễn, mà quy kết là không khách quan. Đó cũng là điều mà những người tung tin xấu, tạo dư luận tiêu cực mong muốn”.

Nhà nước cũng có cả hệ thống cơ quan chức năng để giám sát, kiểm tra, thanh tra, thậm chí là điều tra để làm rõ các dấu hiệu, các thông tin tiêu cực và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Những hành vi truyền bá văn hóa đồi trụy độc hại và đưa những thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống… phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đại biểu Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh).

Đại biểu Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh).

Nội dung sau cùng trong phần chất vấn của đại biểu Thích Thanh Quyết là về kết quả hoạt động an ninh quốc phòng năm 2012 và định hướng chính sách đối ngoại của Nhà nước, đặc biệt là đối với các nước lớn và các nước lân cận trong thời gian sắp tới.

Thủ tướng cho biết, năm 2012, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân tiếp tục được tăng cường. Lực lượng vũ trang nhân dân được tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại (một số lĩnh vực đi nhanh vào hiện đại). Tiềm lực quốc phòng và công nghiệp quốc phòng được nâng lên.

Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế…

Việc tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp với các nước láng giềng cũng là nội dung được Thủ tướng nhấn mạnh. “Thúc đẩy giải quyết bằng biện pháp hòa bình các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 và các quy tắc ứng xử, các thỏa thuận của khu vực đã đạt được. Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển” – ông Dũng phân tích.

“Không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng có hệ thống”

Trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho Bloomberg hôm 28/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố lạm phát năm tới sẽ xuống 6%, dòng vốn nước ngoài tăng mạnh trở lại, hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp lành mạnh hơn sau tái cấu trúc.

Buổi phỏng vấn của hãng tin Bloomberg với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng diễn ra chỉ gần một tuần sau khi Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII bế mạc vào tuần trước. Trong kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định tăng lương tối thiểu từ 1/7/2013, nâng mức khởi điểm chịu thuế TNCN lên 9 triệu đồng, đặt mục tiêu tăng GDP 5,5%, lạm phát 8% và tăng cường xử lý tiêu cực ngân hàng.

Trong buổi phỏng vấn này, Thủ tướng đã trao đổi với Bloomberg về rất nhiều vấn đề. Trong đó nổi bật là kiềm chế lạm phát năm tới, tăng thu hút đầu tư nước ngoài, cải tổ doanh nghiệp nhà nước, thanh lọc hệ thống ngân hàng với chi phí thấp nhất, tránh để xảy ra đổ vỡ có hệ thống.

Thủ tướng cho biết: “Lạm phát 2012 sẽ vào khoảng 7% và năm tới, chúng tôi sẽ kiểm soát tốt hơn để đưa con số này về 6%”. Giá tiêu dùng tăng chậm lại cũng sẽ giảm nguy cơ lao động Việt Nam đình công.

Theo Thủ tướng, đầu tư nước ngoài hai năm tới sẽ tăng mạnh khi Việt Nam cải tổ doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng. Những lo ngại tăng trưởng đã chạm trần sau một phần tư thế kỷ mở cửa nền kinh tế và các nhà hoạch định chính sách đang vật lộn với nợ xấu đã khiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm 21% trong năm nay.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Kinh tế Thế giới

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Kinh tế Thế giới

Peter Ryder, Giám đốc quỹ đầu tư Indochina Capital tại Hà Nội cho biết việc kiềm chế lạm phát sẽ “giúp cải thiện đáng kể hình ảnh của Việt Nam”. Ông nhận định: “Rõ ràng là việc lạm phát gần 20% tại hai trong số bốn năm qua đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về trình độ quản lý kinh tế của chính phủ”.

Việt Nam có lạm phát cao nhất châu Á với 18% tháng 12/2011 so với cùng kỳ. Tuy nhiên, CPI tháng 11/2012 chỉ tăng 7,1%. Lần cuối cùng mức tăng này dưới 6% là vào năm 2003, theo dữ liệu của Bloomberg.

Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% năm tới, cao hơn mục tiêu 5,2% năm 2012, mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua.

Việc Việt Nam thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát và nợ xấu tăng cao dã khiến tăng trưởng chậm lại từ mức trung bình 7% sau công cuộc “Đổi mới” năm 1986. Theo một báo cáo hồi tháng 1 của Trường Harvard Kennedy, các ngân hàng quốc doanh Việt Nam thường xuyên chịu áp lực cho vay các công ty nhà nước.

Thủ tướng cam kết đưa lạm phát năm tới về 6%.

Thủ tướng cam kết đưa lạm phát năm tới về 6%.

Ngày 13/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình thông báo trước Quốc hội tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/9 là 8,82%. Thống đốc dự định giảm tỷ lệ này xuống dưới 3% năm 2015 và bày tỏ quyết tâm chống lại lợi ích nhóm ngân hàng.

Jonathan Pincus – nhà kinh tế của Trường Harvard Kennedy tại TP HCM cho biết: “Nếu chính phủ thanh lọc hệ thống ngân hàng đúng cách và kiềm chế các doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi cho rằng kiểm soát lạm phát là điều trong tầm tay, dù tăng trưởng có thể vẫn còn chậm”.

Chứng khoán Việt Nam cũng ảm đạm trong năm vừa qua khi khủng hoảng ngân hàng ngày càng sâu rộng. VN-Index giảm 0,6% trong giai đoạn này, trong khi chỉ số MSCI Châu Á – Thái Bình Dương lại tăng 9,8%.

Chính phủ phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích trong nước về việc quản lý kinh tế. Thậm chí, một đại biểu Quốc hội còn cho rằng nên hướng tới “văn hóa từ chức”.

Trong một văn bản trả lời cho Bloomberg sau buổi phỏng vấn, Thủ tướng cho biết: “Việt Nam kiên quyết tái cấu trúc ngân hàng với chi phí thấp nhất có thể, và sẽ không để xảy ra sụp đổ mang tính hệ thống”.

Trên thực tế, kể cả khi tình hình tài chính gặp khó khăn, các ngân hàng nước ngoài vẫn tăng cường hiện diện tại đây. HSBC, Standard Chartered, Mizuho Financial và ANZ đều đã mua cổ phần tại các nhà băng Việt Nam hoặc mở chi nhánh tại nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.

Việt Nam coi tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước là một trong những trọng tâm từ nay cho đến năm 2015. Chính phủ cũng cam kết đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các công ty nhà nước như Công ty Thông tin Di động Việt Nam (thương hiệu MobiFone) và Vietnam Airlines.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: “Chúng tôi khuyến khích các công ty nhà nước cổ phần hóa và niêm yết cả trong nước lẫn quốc tế”. Theo ông, ổn định nền kinh tế sẽ làm tăng đầu tư nước ngoài trong hai năm tới. Thủ tướng cũng tuyên bố: “Chúng tôi nhiệt liệt chào đón các công ty nước ngoài đầu tư và tham gia vào quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, kể cả ngân hàng”.

Các nhà hoạch định chính sách đang cải cách hệ thống thuế và quy định mới về đất đai nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Trọng tâm là tìm ra những công ty có “các dự án giá trị gia tăng lớn và sử dụng công nghệ cao”.

Intel, Samsung Electronics và Jabil Circuit là những công ty đã đặt nhà máy và đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Xuất khẩu điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác đã tăng 91% trong 10 tháng đầu năm lên 16 tỷ USD. Đây cũng là nguồn doanh thu xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Việc này cũng làm tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Theo Thủ tướng, số ngoại tệ này sẽ tương đương 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm nay, cao hơn mức dự báo 11 tuần hồi tháng 10 trước Quốc hội.

Thủ tướng cho biết: “Các công ty nước ngoài đang kinh doanh rất tốt tại Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của họ đã tăng 30% trong 11 tháng đầu năm, chiếm khoảng hai phần ba tổng kim ngạch”.

Theo các nhà phân tích tại Daiwa Capital Markets Hong Kong, Việt Nam là sự lựa chọn chính đối với các công ty muốn chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Sun Mingchun, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Daiwa cho biết cùng với Campuchia, Việt Nam là “một trong những ứng cử viên hàng đầu thay thế Trung Quốc làm công xưởng cho các hãng dệt may và thời trang giá rẻ, do chi phí nhân công thấp”.

TT Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn trước Quốc Hội

“Còn 3 ngày nữa là tôi tròn 51 năm theo Đảng. Suốt thời gian qua tôi không đề nghị nhận chức này, chức khác và cũng không thoái thác trọng trách được giao”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng nay.

10h sáng nay, sau hơn nửa tiếng đọc báo cáo giải trình bổ sung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu trả lời trực tiếp câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Đề cập những diễn biến tại Hội nghị trung ương 6 vừa qua và lời xin lỗi của Thủ tướng trong phiên khai mạc Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đặt vấn đề: “Thủ tướng nghĩ gì khi mình nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân”. Ông Quốc cũng đề nghị hướng tới văn hóa từ chức trong đội ngũ cán bộ để đoạn tuyệt với những lời xin lỗi.

Suốt hai ngày Quốc hội chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều có mặt ở hội trường, lắng nghe các Bộ trưởng giải trình những vấn đề đại biểu và cử tri cả nước quan tâm. Ảnh: Hoàng Hà

Suốt hai ngày Quốc hội chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều có mặt ở hội trường, lắng nghe các Bộ trưởng giải trình những vấn đề đại biểu và cử tri cả nước quan tâm. Ảnh: Hoàng Hà

Ngay sau đó, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền chất vấn: “Là người đứng đầu Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương nhưng công tác phòng chống tham nhũng không đạt hiệu quả cao, Thủ tướng nói gì về những khó khăn vướng mắc trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng”

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Xây dựng vấn đề thủy điện Sông Tranh chưa được giải quyết, hôm nay, đại biểu Thích Thanh Quyết tiếp tục đề nghị Thủ tướng cho biết những giải pháp khắc phục những bất cập của thủy điện.

Đề cập tình trạng nhiều trang mạng đưa thông tin bịa đặt, gây ảnh hưởng xấu, đại biểu Quyết đề nghị người đứng đầu Chính phủ cho biết giải pháp và hướng xử lý những cá nhân sai phạm. Chính sách an ninh quốc phòng và đối ngoại với các nước lớn trong năm 2012 là câu hỏi cuối của đại biểu này.

Thủ tướng trả lời: “Hôm khai mạc tôi cũng đã báo cáo và với trọng trách được Đảng, nhân dân tin cậy giao phó tôi đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém của Chính phủ trong điều hành trên các lĩnh vực, trong đó có việc giám sát các doanh nghiệp, tập đoàn”.

Theo Thủ tướng, để khắc phục các hạn chế yếu kém, Chính phủ đã triển khai các nhóm giải pháp như xây dựng thể chế, luật pháp; tăng cường nâng cao năng lực dự báo đánh giá tình hình; hoàn thiện bộ máy hành chính các cấp.

Đại biểu Dương Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Hà.

Đại biểu Dương Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Hà.

Trước câu hỏi hóc búa của đại biểu Dương Trung Quốc, Thủ tướng chậm rãi đáp: “Còn 3 ngày nữa là tôi tròn 51 năm theo Đảng. Trong thời gian qua tôi không đề nghị nhận chức này chức khác và không thoái thác trọng trách gì được giao. Tôi đã báo cáo với Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị, Ban chấp hành đã hiểu rõ ưu khuyết điểm, tâm tư và cả thương tật của tôi. Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm Thủ tướng và Quốc hội đã bỏ phiếu tín nhiệm. Gần suốt cuộc đời tôi theo Đảng, tôi không chạy, xin hay thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì Đảng giao”.

Về thủy điện sông Tranh, Thủ tướng cho biết, khi chủ trương khai thác thủy điện, Đảng, Chính phủ yêu cầu phải đảm bảo an toàn hồ đập, tính mạng của nhân dân, đây là yêu cầu cao nhất. Dù hiệu quả đến đâu nhưng không an toàn thì cũng không làm. Thứ hai là công tác di dân và thứ ba là hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Trong quá trình triển khai, cũng có bất cập. Thủ tướng yêu cầu rà soát quy hoạch thủy điện trong cả nước, rà soát các công trình thủy điện đang vận hành.

Theo Thủ tướng các chuyên gia trong nước, bộ ngành đều khẳng định thủy điện Sông Tranh là an toàn. Nhưng để chắc chắn hơn, đảm bảo an toàn cho dân cần phải làm mấy việc: không tích nước, lập tổ công tác ứng trực tại thủy điện Sông Tranh, thuê chuyên gia tư vấn hàng đầu quốc tế; tiếp tục tổ chức hội thảo lắng nghe ý kiến chuyên gia, công bố công khai thường xuyên cách ứng phó với động đất.

Khi Thủ tướng khẳng định về an toàn của thủy điện Sông Tranh, phía dưới Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cười tươi.

11h15 Thủ tướng kết thúc phần trả lời chất vấn trực tiếp. Những câu hỏi chưa được trả lời, người đứng đầu Chính phủ hứa sẽ trả lời và đăng tải trên Cổng thông tin Chính phủ.

Trước đó, trong phần đọc báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng cho biết tại Kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội đã gửi 175 phiếu chất vấn với 247 câu hỏi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Trong đó, có 5 phiếu với 11 câu hỏi chất vấn dành riêng cho Thủ tướng. Thủ tướng đã uỷ nhiệm và yêu cầu các thành viên Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ được giao, trả lời bằng văn bản gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

“Thay mặt Chính phủ, tôi xin báo cáo, giải trình thêm về một số nội dung mà nhiều đại biểu Quốc hội và đồng bào cả nước quan tâm, chất vấn. Đây cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới”, ông nói.

Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, thứ 3 và đã có 4 Bộ trưởng trực tiếp cùng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và 3 Bộ trưởng tham gia trả lời chất vấn tại hội trường. Không khí hỏi – đáp sôi nổi tại nghị trường 2 ngày qua hứa hẹn một phiên trao đổi chất lượng giữa người đứng đầu Chính phủ với đại biểu của nhân dân.

Là người đăng đàn đầu tiên, Bộ trưởng Công Thương – Vũ Huy Hoàng nhận được nhiều câu hỏi về chất lượng hàng hóa, tồn kho xây dựng các nhà máy thủy điện, chiến lược xuất nhập khẩu, thương hiệu quốc gia và quản lý xăng dầu. Bộ trưởng Xây dựng – Trịnh Đình Dũng giải trình về chất lượng công trình, an toàn của các nhà máy thủy điện, việc quản lý các tập đoàn thuộc bộ và giải pháp cho thị trường bất động sản…

Gây ấn tượng nhất là phần giải trình của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, bởi thái độ điềm tĩnh, tự tin và rành mạch trong các câu trả lời. Câu trả lời của ông không phải lúc nào cũng trúng ý và làm hài lòng đại biểu, nhưng 3 tiếng hỏi đáp xung quanh những vấn đề nóng của ngành ngân hàng như nợ xấu, quản lý vàng, lợi ích nhóm… đã phần nào khiến người nghe thấy được trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vấn đề này.

Cuối buổi chiều 13/11 và một phần thời gian sáng 14/11, Bộ trưởng Y tế – Nguyễn Thị Kim Tiến đăng đàn trả lời các chất vấn về giá thuốc, viện phí, y đức, mất cân bằng giới tính khi sinh…

Nhìn chung, phần trả lời của các Bộ trưởng đều được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá là nghiêm túc, cầu thị, thể hiện được tinh thần trách nhiệm của trưởng ngành. Dù vậy, đâu đó vẫn còn những nét gợn như việc trả lời chệch ý đại biểu, “đá bóng” trách nhiệm cho nhau hay việc một Bộ trưởng chưa thể trả lời ngay câu hỏi tại nghị trường do “tài liệu để ở nhà”.

Còn một số vấn đề các Bộ trưởng chưa trả lời hết ý, khiến Chủ tịch Quốc hội phải đề nghị Thủ tướng trao đổi thêm trong phần chất vấn của mình. Chẳng hạn như câu chuyện an toàn tại Thủy điện Sông Tranh 2 đã được 2 Bộ trưởng Công Thương và Xây dựng báo cáo, Quốc hội vẫn muốn có thêm ý kiến từ người đứng đầu Chính phủ để an lòng dân.

Tại phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây ấn tượng bởi phát biểu xung quanh vấn đề Biển Đông cùng thái độ “thẳng thắn, tâm huyết, nghiêm túc và đầy trách nhiệm”, theo lời của Chủ tịch Quốc hội. Thời gian dành cho Thủ tướng tại thời điểm đó khá eo hẹp (cả hỏi và trả lời chỉ khoảng 40 phút) nên người nghe vẫn chưa có cảm giác thỏa mãn khi ông trình bày các vấn đề về kinh tế – xã hội cũng như kết quả xử lý sai phạm tại Vinashin.

Tới kỳ họp lần này, phần trả lời của Thủ tướng tiếp tục nhận được kỳ vọng phát đi thông điệp điều hành, cũng như quyết tâm của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tồn tại nhiều nút thắt cần sớm được tháo gỡ.

Trong hai ngày qua, 4 Bộ trưởng đã trực tiếp đăng đàn. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và 3 Bộ trưởng khác cũng giải trình bổ sung tại hội trường. Là người đăng đàn đầu tiên, Bộ trưởng Công Thương – Vũ Huy Hoàng nhận được nhiều câu hỏi về chất lượng hàng hóa, tồn kho xây dựng các nhà máy thủy điện, chiến lược xuất nhập khẩu, thương hiệu quốc gia và quản lý xăng dầu. Bộ trưởng Xây dựng – Trịnh Đình Dũng giải trình về chất lượng công trình, an toàn của các nhà máy thủy điện, việc quản lý các tập đoàn thuộc bộ và giải pháp cho thị trường bất động sản…

Gây ấn tượng nhất là phần giải trình của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, bởi thái độ điềm tĩnh, tự tin và rành mạch trong các câu trả lời. Tuy nhiên, với sự tự tin thái quá, đôi lúc ông đưa vấn đề ra ngoài sự quan tâm của đại biểu.

Cuối buổi chiều 13/11 và một phần thời gian sáng 14/11, Bộ trưởng Y tế – Nguyễn Thị Kim Tiến đăng đàn trả lời các chất vấn về giá thuốc, viện phí, y đức, mất cân bằng giới tính khi sinh…

Dương Trung Quốc: Tôi tin Thủ tướng

“Nếu rà soát lại những khoản lãng phí hay không hợp lý và dừng một số công trình xây dựng chưa cần thiết thì con số 60.000 tỷ không phải là không thể kiếm được…” – Ông Dương Trung Quốc nhận định.

PV: – Chính phủ đã báo cáo ra UBTVQH năm 2013 chưa thể cân đối đủ nguồn để bố trí 60.000 tỷ đồng tăng lương tối thiểu lên 1,3 triệu đồng từ tháng 5 năm sau, do khả năng cân đối ngân sách khó khăn. Ý kiến của ông về điều này như thế nào?

Ông Dương Trung Quốc: – Vào thời điểm này, những khó khăn mà Chính phủ nêu lên như lý do chưa thể tăng lương tối thiểu theo lộ trình là một thực tế ai cũng có thể nhận thấy trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước đang gặp quá nhiều khó khăn.

Đại biểu QH Dương Trung Quốc

Thiếu vốn sản xuất đi cùng với tồn kho và nợ đọng thì có được một khoản tiền 60.000 tỉ đúng là… khó kiếm.

Tuy nhiên, theo tôi không phải là… tuyệt vọng nếu chúng ta đọc cái tin (đăng trên Tuổi Trẻ ngày 26/10/2012) Bộ trưởng Giao thông Vận tải đã chỉ đạo ngành của mình khắc phục căn bệnh “hoành tráng”.

Một cây cầu chưa cần thiết phải ứng dụng công nghệ “dây văng” để có kỷ lục Đông Nam Á về khẩu độ lớn có thể giảm được 600 tỷ đồng cho một công trình, và nếu điều chỉnh hợp lý dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành thì cũng giảm quy mô đầu tư được 10.000 tỷ.

Cũng trên số báo này đăng ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch phân tích rằng nếu thay đổi theo luật thuế mới về nộp thuế hàng nhập khẩu thì mỗi năm các doanh nghiệp nước ta bị tổn thất tới 1,5 tỷ USD (tức 30.000 tỷ đồng).

Rõ ràng nếu rà soát lại những khoản lãng phí hay không hợp lý và dừng một số công trình xây dựng chưa cần thiết thì con số 60.000 tỷ không phải là không thể kiếm được…

PV: – Theo ông, sự việc này tác động ra sao đến đến giá cả thị trường? Trên thực tế, giá không chờ lương tăng và người tiêu dùng bắt buộc phải thắt lưng buộc bụng, sao chúng ta không vận động người dân thắt lưng buộc bụng?

Ông Dương Trung Quốc: – Gần như đã thành quy luật là tăng lương luôn đi cùng với tăng giá làm giảm đi đáng kể thu nhập thực tế của người lao động, đôi khi rất nhanh chóng nó hoá giải luôn món tiền tăng vốn đã không lớn. Điều đó đã trở thành quy luật rồi.

Nhưng hy vọng trong bối cảnh “cung nhiều hơn cầu” như hiện nay và một số giải pháp Chính phủ đã làm nhằm bình ổn giá cả thì tác động tăng giá lúc này cũng không thể… như trước.

Chẳng cần “thắt lưng thì hoàn cảnh lúc này ai cũng đã tự buộc bụng mình rồi”, không chỉ người nghèo mà người vốn giàu cũng đang gặp khó khăn chi tiêu không rỉnh rang như trước nữa.

PV: Thưa ông, phải chăng lương không đủ sống cũng là nguyên nhân của nạn phong bì, tham nhũng mà chúng ta đang cố gắng quyết tâm phòng chống, xóa bỏ nhưng chưa có hiệu quả?

Ông Dương Trung Quốc: – Điều đó thì ai cũng biết. Vấn đề vẫn là câu chuyện “con gà hay quả trứng”: lương cao thì làm tốt và phải làm tốt thì mới có để trả lương cao. Lại thêm lượng người phải trả lương quá lớn, không thể giảm được thì rất khó cải thiện được một cách căn bản, bền vững. Vẫn là cảnh “giật gấu vá vai”.

Đấy là câu chuyện của cán bộ, công chức hay nhân viên nhà nước. Đối với các doanh nghiệp trong hoàn cảnh kinh tế hiện tại, tăng lương tối thiểu cũng là một nan giải.

PV: – Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, mặc dù cố gắng, nhưng thu ngân sách năm 2012 có khó khăn. Thưa ông, năm 2012 khó khăn, liệu có đảm bảo rằng năm 2013, năm 2014 chúng ta hết khó khăn? Và việc Bộ trưởng Bộ Tài chính lặp lại tuyên bố “không có tiền” trong một vài năm tới là hoàn toàn có thể? Có ý kiến cho rằng Chính phủ tiết kiệm đầu tư, chi tiêu cũng đủ để tăng lương, ông nghĩ sao?

Ông Dương Trung Quốc: – Như tôi đã nói ở trên. Khó khăn tôi nghĩ còn dài bởi lẽ bên cạnh vấn đề của chính mình còn chịu tác động của kinh tế thế giới cũng đang trong cơn bĩ cực.

Thôi cũng phải vừa nỗ lực ứng phó vừa tin rằng thế giới “hết cơn bĩ cực sẽ đến ngày thái lai”sẽ giúp ta vượt qua.

PV: – Bên cạnh những mong muốn tăng lương theo lộ trình, ngược lại, lại có nhiều người sợ điều đó vì lương tăng 1 thì vật giá tăng 3. Họ cho rằng tăng lương là ban phát bằng biện pháp hành chính nhưng bên ngoài, cái ban phát thực tế lại bằng quyền lực của đồng tiền, nên chẳng thà đừng tăng. Ông có suy nghĩ gì về điều đó?

Ông Dương Trung Quốc: – Tăng giá thì phải có người mua. Cả nền kinh tế khó khăn như thế này thì cái quy luật bạn nêu ra nó cũng không thể lặp lại như cũ.

Cái tôi sợ nhất, là vì ham rẻ mà ta rơi vào cái bẫy của những doanh nghiệp xấu tiêu thụ hàng giả, hàng kém phẩm chất, hàng độc hại đương nhiên rất rẻ và rất sẵn nhập từ Trung Quốc.

PV: – Có ý kiến cho rằng, Việt Nam cần chịu đau một lần để cắt giảm thực bộ máy hành chính đang quá cồng kềnh, trên cơ sở đó, tăng lương cho công chức, thanh lọc bộ máy hành chính một lần nữa (vừa cắt giảm, vừa thay thế) trong khi không chỉ duy trì mà còn tiến hành nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Ông có đồng tình với cách khắc phục này không? Và vì sao vậy?

Ông Dương Trung Quốc: – Phương án này bàn mãi rồi, nhưng không ai chịu cái “phần đau” mà chỉ muốn “nhường cho người khác”.

Cũng như khi nói về tham nhũng, ai cũng công nhận là phổ biến những ai cũng cho mình là vô can. Cần phải có một cuộc cách mạng thực sự, nhưng bắt đầu từ đâu thì tôi cũng… chịu!

Nhưng tôi tin chắc rằng, sau lời xin lỗi của Thủ tướng thì chắc chắn ông sẽ tìm mọi cách để không gác lại chuyện tăng lương…

– Xin cám ơn ông!

Khải Nguyên (PN&ĐS)

Thủ tướng chịu trách nhiệm không quá 10 tập đoàn

Nghị định về việc phân quyền, phân cấp quản lý doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ thông qua trong phiên họp thường kỳ tháng 10 sẽ quy định cụ thể về trách nhiệm của Thủ tướng, Bộ trưởng đối với các tập đoàn.

Dành khá nhiều thời gian để bàn về công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, phiên họp thường kỳ tháng 10 của Chính phủ đã kết thúc với việc thông qua Nghị định về việc phân quyền, phân cấp quản lý.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết quá trình tái cơ cấu đang được tiến hành khẩn trương. Ảnh: Nhật Minh

Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết quá trình tái cơ cấu đang được tiến hành khẩn trương. Ảnh: Nhật Minh

Cụ thể, theo thông tin được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – Vũ Đức Đam công bố trong buổi họp báo thường kỳ chiều 28/10, với việc áp dụng nghị định, Thủ tướng sẽ không còn chịu trách nhiệm trực tiếp đối với toàn bộ 21 tập đoàn, tổng công ty hiện có. “Danh sách cuối cùng sẽ được các thành viên Chính phủ biểu quyết. Tuy nhiên, số tập đoàn do Thủ tướng chịu trách nhiệm trực tiếp chắc chắn sẽ dưới 10”, ông nói.

Đối với các tập đoàn, tổng công ty còn lại, Chính phủ dự kiến giao quyền quản lý, giám sát cho các Bộ trưởng. Các đơn vị này sẽ phải tiến hành cơ cấu lại, hoặc vẫn giữ mô hình tập đoàn, hoặc chuyển về hoạt động theo quy chế của các tổng công ty, tương tự trường hợp 2 tập đoàn trực thuộc Bộ Xây dựng vừa được tái cơ cấu. “Tại một số đơn vị, Nhà nước có thể không cần giữ tới 50% vốn. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là hôm nay nói tái cơ cấu, hôm sau họ không còn là doanh nghiệp Nhà nước. Thêm vào đó, việc bán vốn cũng còn phụ thuộc vào thị trường”, đại diện Chính phủ cho biết thêm.

Riêng trường hợp của Vinashin, theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, tập đoàn này đang có một đề án tái cơ cấu riêng. Tuy nhiên, do những sai phạm của tập đoàn này đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nên Chính phủ đã thảo luận và xin ý kiến Bộ Chính trị nhiều lần. “Bộ Chính trị cũng đang yêu cầu Chính phủ nghiên cứu thêm, trước khi trình phương án xử lý cụ thể”, Bộ trưởng Đam cho biết.

Một vấn đề khác cũng được quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ chiều 28/10 là khả năng điều chỉnh lương tối thiểu trong năm 2013. Theo dự kiến trước đó được Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trình bày trước Quốc hội tuần vừa qua, việc điều chỉnh là rất khó khăn do chưa thể cân đối nguồn trong điều kiện ngân sách 2013 tương đối eo hẹp.

Xác nhận tình trạng khó khăn này nhưng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để tiết kiệm chi, tăng thu, qua đó tạo nguồn tăng lương “ngay khi cân đối được ngân sách. Việc giảm chi này sẽ không nhắm vào vào nguồn vốn đầu tư phát triển, mà chủ yếu thông qua tiết kiệm chi thường xuyên, đặc biệt là các hoạt động đi công tác nước ngoài. “Nghị quyết của Chính phủ sẽ nhắc đến vấn đề này, theo đó việc thắt chặt quy chế sẽ được áp dụng từ trung ương đến địa phương”, ông cho biết.

Về các vấn đề kinh tế – xã hội, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết trước phiên họp lần này, Chính phủ đã nhận được văn bản dày 18 trang từ Quốc hội liệt kê các vấn đề của nền kinh tế. Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Chính phủ tiếp tục giải quyết các vấn đề đặt ra, kiên trì mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu đề ra, đồng thời tăng trưởng GDP cao nhất có thể trong năm nay. Chính phủ cũng đề nghị các cơ quan chức năng, bên cạnh các giải pháp về tiền tệ, cần tiếp tục theo dõi diễn biến giá cả, đảm bảo không có đột biến về CPI trong những tháng cuối năm.

Xung quanh việc xử lý trách nhiệm và sai phạm tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ đã cho lập hội đồng kỷ luật do Bộ trưởng Bộ Nội vụ – Nguyễn Thái Bình làm chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Công Thương – Vũ Huy Hoàng là thành viên. Hội đồng đã xem xét các ý kiến, tài liệu liên quan đến sai phạm và sẽ có cuộc họp chính thức trong tháng 11 để đưa ra kết luận.

Trước đó, liên quan đến việc giải quyết sai phạm, cựu Chủ tịch EVN – Đào Văn Hưng đã được cho thôi nhiệm vụ. Chính phủ đã bổ nhiệm Chủ tịch mới cho tập đoàn. “Hoạt động của EVN Telecom sau khi chuyển sang cho Viettel quản lý cũng đã diễn ra bình thường. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, bản thân hoạt động của EVN cũng đã có nhiều tiến bộ”, Bộ trưởng Đam cho biết.

Theo VNE